Thời gian gần đây rất nhiều người liên hệ đến công ty chúng tôi hỏi lắp đặt camera và không quên hỏi câu “ thế ổ cứng bên anh bao nhiêu GI “ hay đại khái là khách hàng đang quan tâm tới việc lưu lại dữ liệu bao lâu là hợp lý.
Đối với các hộ gia đình, các công trình nhỏ lẽ thì vấn đề lưu trữ này rất ít người quan tâm. Đây cũng là điểm yếu mà các đơn vị lắp đặt camera bất chính lắp cho bạn ổ cứng với dung lượng thấp để giảm chi phí. Khi cần xem lại khách hàng mới vở lẽ ra thì đã quá muộn, bài viết này giúp bạn kiểm tra được đầu thu camera nhà mình đang chứa ổ cứng bao nhiêu có đúng như báo giá không nhé.
Khi tham gia các hệ thống camera lớn như ngân hàng, giao thông, trường học, trung tâm thương mại. chung cư…Vấn đề lưu trữ dữ liệu camera rất quan trọng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu trữ cho một hệ thống camera. Trong đó có 2 yếu tố chính đó là tỉ lệ khung hình và tỉ lệ Bitrate. Đây là 2 yếu tố quyết định bạn cần lưu lại hình ảnh với chất lượng ra làm sao. Bạn có thể tham khảo bài viết Bitrate là gi? mà mình đã viết cách đây không lâu.
Trên hình Bitrate là 1792, thông số này bạn có thể thay đổi nhé
Frame Rate chính là tỉ lệ khung hình
Video Encoding là chuẩn nén. Bạn có thể ON H.264+ để nâng thời gian lưu trữ nhé
Khi nhận một cuộc điện thoại từ bất kỳ một khách hàng nào, sau khi trao đổi cụ thể công việc nhân viên công ty không quên hỏi câu bạn muốn lưu lại bao nhiêu ngày để thống nhất với khách hàng và lên báo giá cụ thể. Tỷ lệ thành công trên một báo giá như vậy gần như thấp bởi vì khách hàng muốn lưu trữ lại nhiều mà nghe các đơn vị khác báo giá rẻ tại sao bên mình lại cao. Thì đó là lý do mà chúng tôi chỉ làm khi được sự thống nhất của 2 bên. Chúng tôi không lắp ổ cứng bao nhiêu GB làm gì, khách hàng không quan tâm điều đó. Cái họ quan tâm là số ngày lưu lại là bao nhiêu mà thôi.
Hiện tại trên Internet có rất nhiều công cụ, phần mềm để tính dung lượng lưu trử cho camera. Hầu như bất kỳ các hãng camera nào cũng có cách tính. Hoặc ước lượng đại đại vậy, kiểu như ngày cần 20 hay 25GB gì đó thôi.
Đó là lời nói kiểu như nghe truyền miệng từ người cấp cao tới cấp thấp chưa có cơ sở rỏ ràng. Hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn công thức tính dung lượng ổ cứng camera một cách đơn giản nhất. Đúng với lý thuyết mà chúng ta đã được học trước đây từ bài tin học cơ bản.
DUNG LƯỢNG (Gigabyte) = 3600 (giây mỗi giờ) × 24 (giờ mỗi ngày) × Bitrate của camera (Kbps) ÷ 8 (1 byte = 8 bit) ÷ 1024 (MB) ÷ 1024 (Gigabyte)
Bitrate của camera: Thông thường giá trị mặc định đối với camera IP 720P: 2048Kbps; camera IP 1080P: 2 x 2048 = 4096Kbps
Ví dụ: Tính dung lượng lưu trữ video một ngày của một camera IP 720P?
Giải: 3600 × 24 × 2048 ÷ 8 ÷ 1024 ÷ 1024 = 21GB
Thông qua đó bạn có thể tính bất kỳ thời gian lưu lại dữ liệu của rất nhiều hãng camera trên thị trường như Hikvision, Kbvision, Questek, Vantech, Dahua…
Kể cả camera ip hay camera analog, chỉ cần bạn có được Bitrate của nó là bạn có thể điều chỉnh theo ý muốn. Một đơn vị lắp đặt một ổ cứng 3T cho 1 tuần nhưng bạn biết các điều chỉnh hình ảnh hợp lý thì bạn chỉ cần 2TB cho 1 tuần lưu trữ. Đó là điều khách hàng đang cần chứ họ không cần 2 hay 3TB làm gì.
Tuy nhiên các bạn kỹ thuật viên cần giữ lại một tỷ lệ phù hợp để đảm bảo là hình ảnh được quan sát rỏ ràng là thực với hiện tại. Tránh trường hợp cài đặt chỉ để hình ảnh lưu trữ khi có vật chuyển động, báo động… thì bạn sẽ bỏ lở rất nhiều video quan trọng cần xem lại mà không thể nào xem được. Vì hiện tại chưa có cách nào khôi phục dữ liệu từ ổ cứng trong đầu thu nếu đã quá ngày xem lại.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn không ngừng nâng cao khả năng nén hình ảnh video để làm sao với một dung lượng bộ nhớ cực thấp mà vẫn có thể lưu trữ rất nhiều dữ liệu quan trọng. Camera quan sát cũng vậy mở đầu là chuẩn nén H264 ( các bạn thường gọi là đầu ghi H264 ) rồi lên H264+, H265 và bây giời là H265+. Với các đầu thu camera mới hiện nay đều được áp dụng chuẩn nén mới nhất, cùng một dung lượng ổ cứng nhưng thời gian lưu trữ lại tăng lên gấp đôi. Đây là dấu hiệu tốt cho các công trình và dự án lớn hiện nay.
Công thức tính dung lượng trên áp dụng cho chuẩn nén H264 bình thường còn khi bạn dùng đầu thu có chuẩn nén 265 hoặc 265+ thì bạn có thể chia 2 thêm nhé.