Trong quá trình lắp đặt camera không ít các trường hợp chúng ta buộc phải chấp nhận lắp đặt ở một vị trí có ánh sáng chiếu trực diện với camera. Hoặc chúng ta lắp đặt ở một môi trường có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau như. Ánh sáng tự nhiên, ánh đèn điện, đèn xe… Nếu bạn lựa chọn các camera không có tính năng chống ngược sáng, chống chói thì hình ảnh sẽ như hình bên dưới. Mời bạn tham khảo.
Như các bạn thấy đấy, những vị trí có hổn hợp ánh sáng chiếu vào sẽ bị chói. Còn những vị trí khác sẽ thành màu đen như vậy. Ta khó có thể chấp nhận chất lượng hình ảnh của một camera như thế phải không nào?
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị lói như thế là do camera chị nhận định được những màu sắc đã mặc định sẵn. Khi camera nhìn từ môi trường ánh sáng thấp ra môi trường có ánh sáng mạnh. Thì camera có thể bị chói và lói như hình bên trên.
Lưu ý là khi lắp đặt camera ta nên hạn chế lắp đặt các vị trí như vậy là giảm đi chất lượng hình ảnh của camera.
Để tránh tình trạng như trên, các camera quan sát hiện nay được tích hợp tính năng chống ngược sáng, chống chói có tên là WDR. Những camera có tính năng này gọi là camera chống ngược sáng.
WDR viết tắt của Wide Dynamic Range – tạm dịch “Tính năng động cao” còn được gọi là công nghệ cân bằng ánh sáng
– Camera WDR có khả năng nhận biết được ánh sáng của từng khu vực để điều phối khung hình một cách hài hòa nhất.
– Tính năng WDR có khả năng cho phép bạn tùy chỉnh độ tương phản theo môi trường mà bạn lắp camera.
Giờ đây bạn đã biết camera nào có chức năng này rồi chứ. Trên thông số kỹ thuật của bất kỳ một camera nào đều có ghi đầy đủ các chức năng mà một camera có được. Nếu bạn thấy các ký hiệu như WDR, BCL (BLC viết tắt của Blacklight Compensation – tạm dịch “Bù sáng”. Tính năng này giúp camera che bớt đi tia ánh sáng trên khung hình đây là thủ phạm đã che khuất đi khung cảnh đang được quan sát.) thì đây là các dòng camera chống ngược sáng và chống chói tốt.